Chung cư T&T Riverview

Chung cư T&T Riverview mở bán chính thức đợt 1 30/7 năm 2016. Đang trong giai đoạn thi công phần thô.Cơ hội lớn để đầu tư

Dự án Riverside Garden: Vì sao cổ đông “đuổi” khách hàng mua nhà của công ty mình?

Có thể tiếp tục giăng băng rôn cảnh báo khách hàngthiết kế biệt thự đẹp

Tại dự án Riverside Garden, địa chỉ 349 Vũ Tông Phan, Hoàng Mai (Hà Nội), nhiều ngày qua một nhóm cổ đông của CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Prosimex (Công ty Prosimex) đã căng biểu ngữ cảnh báo khách hàng không nên mua nhà tại dự án do “đang tranh chấp, đừng mua mất tiền”.

Bà Trần Thị Phương, một trong số cổ đông giăng biểu ngữ trước cổng dự án cho biết, nhóm cổ đông gồm khoảng hơn 60 người là cán bộ, công nhân viên của Prosimex sở hữu khoảng 10% cổ phần tại công ty cảnh báo khách hàng đừng mua nhà tại dự án này vì còn tranh chấp.

Cụ thể, theo vị cổ đông này, Prosimex được thành lập từ năm 1989 đến năm 2006 công ty được cổ phần hoá, nhiều cán bộ công nhân viên của công ty đã bỏ tiền mua cổ phần của công ty. Nhưng đến năm 2008, Công ty Prosimex do ông Trần Quốc Phương làm Tổng giám đốc làm ăn thua lỗ, nợ nần phải cầm cố nhiều tài sản. Sau đó, hồi tháng 4/2014 Ban lãnh đạo đã bán lô đất rộng khoảng 8.900 m2 tại 349 Vũ Tông Phan với giá 75 tỷ đồng và 1.000 m2 sàn văn phòng làm việc cho CTCP Đầu tư Thiết kế và xây dựng Việt Nam (Videc). Theo bà Phương, việc lãnh đạo Prosimex tự ý bán tài sản công ty khi chưa có ý kiến nhiều cổ đông là vi phạm quyền lợi.

Phía các cổ đông cũng cho biết, ngày 17/11 vừa qua lãnh đạo Prosimex đã có cuộc làm việc với cổ đông của công ty tại trụ sở làm việc để bàn về việc thương lượng chuyển nhượng cổ phần theo công văn số 29/PROS được đưa ra vào ngày 9/11 trước đó do Tổng giám đốc Đoàn Thanh Bình ký.

“Chúng tôi yêu cầu Prosimex gặp gỡ tất cả các cổ đông trao đổi thoả thuận, không phải đại diện 1-2 người. Không phải bây giờ từ ngày 14/9/2015 và kể cả trước đó ông Trần Quốc Phương và ông Đoàn Thanh Bình cũng không bao giờ muốn ra mặt để các cổ đông hỏi, gần như trốn tránh. Chẳng qua chúng tôi giăng băng rôn, phía Videc gọi Prosimex, có sức ép mới ra văn bản nhưng vẫn cứ trốn tránh nên các cổ đông mới bức xúc”, bà Phương nói trong trụ sở của Prosimex ngày 14/11.

Tuy nhiên, cuộc làm việc ngày 17/11 tại trụ sở công ty Prosimex tuy nhiên nhiều nội dung vẫn chưa được ngã ngũ, mức giá thoả thuận phía lãnh đạo Prosimex đưa ra theo nhóm cổ đông này là chưa thoả đáng, cổ đông không chấp nhận.



Nhóm cổ đông tại phòng làm việc của Prosimex, yêu cầu lãnh đạo công ty trực tiếp thương lượng chuyển nhượng cổ phần 

“Lãnh đạo công ty và chúng tiếp tục thảo luận, đến thứ 2, ngày 21/11 tới đây, trường hợp các nội dung thoả thuận không được sự đồng ý nhóm cổ đông sẽ tiếp tục giăng băng rôn cảnh báo khách mua nhà tại dự án Riveside Garden”, đại diện của nhóm cổ đông cho biết.

"Cổ đông quá khích!?"

Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với BizLIVE, ông Lữ Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT Prosimex cho biết, dự án Riveside Garden là một trong những dự án liên doanh giữa 2 đơn vị Videc và Prosimex, dự án đã được cấp giấy phép, chấp thuận đầu tư, Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép và đã thi công đến giai đoạn hoàn chỉnh móng việc cổ đông nhỏ lẻ của Công ty Prosimex giăng băng rôn khẩu ngữ khuyên can người mua nhà đừng mua nhà vì đang tranh chấp là do các cổ đông nhỏ lẻ quá khích và coi đây là việc cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của liên doanh.

Việc giăng băng rôn tại dự án ảnh hưởng đến Videc và Prosimex, kể cả các cổ đông của Prosimex do quá trình bán hàng bị chậm trễ.

“Ở đây có yếu tố pháp lý mà cổ đông đưa ra chưa chuẩn, cổ đông cho rằng dự án này liên doanh liên kết hay bán đất, tôi xin khẳng định đây là dự án liên doanh giữa 2 đơn vị, có chủ trương của công ty Prosimex đã được đưa ra tại ĐHCĐ năm 2014 với tỷ lệ cổ đông tán thành việc liên doanh đạt 99,28% chỉ có một ý kiến khác và ngay người có ý kiến khác cũng không tham gia việc giăng băng rôn biểu ngữ”, ông Sơn nói.

Ông Sơn cũng cho biết, Prosimex đã nhóm họp với các cổ đông đưa ra phương án giải quyết, cổ đông cho rằng cổ phiếu của họ mất giá sau khi công ty phát sinh công nợ và việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất được khoản tiền và khoản tiền đó đã bị ngân hàng thu nợ, chỉ đưa 1 phần về công ty giải quyết vấn đề chính sách cho người lao động, dịch chuyển văn phòng, thuê mướn văn phòng.

Về số tiền 75 tỷ đồng, ông Sơn cho biết rằng, 61 tỷ đồng trong đó đã vào ngân hàng, “đến giờ phút này chưa tiêu vào đồng nào”.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều cuộc họp giữa nhóm cổ đông và lãnh đạo công ty vẫn chưa thể đi đến thoả thuận cuối cùng. Ngày 21/11 tới đây, các cổ đông của Prosimex có thể tiếp tục giăng băng rôn, biểu ngữ khuyên người mua nhà không nên mua nhà tại dự án.